Helly Tống thử tài nhuộm vải truyền thống của người Khách Gia khi đến Đài Loan
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnĐăng công khai hóa đơn mua sắm của khách hàng lên mạng xã hội có vi phạm?
Chương trình Bạn muốn hẹn hò vừa lên sóng, Quyền Linh và Ngọc Lan tiếp tục hành trình mai mối cho những người cô đơn đi tìm hạnh phúc. Nam chính trong tập này là Phan Hoàng Hiển (40 tuổi) được ghép đôi với Nguyễn Thanh Ngọc Tuyết (37 tuổi).Hoàng Hiển cho biết trước đây anh làm công ty may, còn hiện tại chuyển sang buôn bán tự do. Anh từng kết hôn năm 2017 và chia tay năm 2023, có con gái 7 tuổi sống cùng mẹ. Khi Quyền Linh hỏi lý do ly hôn, Hoàng Hiển thừa nhận anh lo làm việc nên thiếu sự quan tâm, chăm sóc gia đình.Khi đến chương trình tìm hạnh phúc mới, Hoàng Hiển mong muốn bạn gái là người có hiếu với cha mẹ, biết kính trọng người lớn, biết suy nghĩ cho người khác, không ích kỷ, ghen tuông. Về ngoại hình, anh chia sẻ bản thân không cần người đẹp, chỉ cần có tấm lòng đẹp là được. Phía bên kia hàng rào, Ngọc Tuyết cũng trải qua nhiều trắc trở trong chuyện tình cảm. Cô cho biết đã có 5 mối tình nhưng chưa từng kết hôn. Hiện Ngọc Tuyết là mẹ đơn thân của con gái 14 tuổi. Ngọc Tuyết tâm sự ở mối tình gần nhất, cô và bạn trai sống chung, chưa được 1 năm thì xảy ra mâu thuẫn, người kia rời đi. "Bạn trai biết tôi có thai nhưng không muốn tiến tới. Họ tự rút lui âm thầm, tôi cũng tôn trọng người ta. Suốt 14 năm qua, tôi đóng cửa trái tim, không quen thêm ai. Con của tôi cũng chưa từng gặp ba. Hôm nay, tôi đến chương trình, cho mình một cơ hội để tìm hiểu người mới có thể chấp nhận tôi và con", mẹ đơn thân bộc bạch. Nghe câu chuyện của đàng gái, Quyền Linh thở dài xót xa: "Làm người ta có bầu rồi âm thầm rút lui, không tiến tới. Người đàn ông đó thiệt là... Cuộc đời em gái nhiều gian truân quá". Khi hỏi về hình mẫu bạn trai, Ngọc Tuyết chia sẻ cô mong người kia hiểu chuyện, yêu gia đình, tôn trọng cha mẹ hai bên.Khi mở rào gặp mặt, Hoàng Hiển và Ngọc Tuyết có cuộc trò chuyện cởi mở, chia sẻ với nhau về công việc, cuộc sống và cả những mong muốn về tương lai. Đàng trai cho biết anh hiện sống chung với cha mẹ nên mong muốn vợ sẽ làm dâu. Anh nói thêm, bản thân có thể nấu ăn, làm việc nhà chứ không phải cưới vợ về rồi bắt vợ làm. "Nếu người đàn ông thương vợ thì sẽ không bắt vợ làm hết mọi người. Chúng ta có thể chia sẻ công việc, giúp đỡ lẫn nhau", Hoàng Hiển chia sẻ.Đáp lại, Ngọc Tuyết bày tỏ cô không ngại chuyện làm dâu. Cô cần người chồng thấu hiểu, biết quan tâm, chăm sóc con cái, không phân biệt con chung, con riêng. Mẹ đơn thân nói thêm: "Mẹ em có nói nếu em tìm được người phù hợp, gia đình hai bên đồng ý thì mẹ cũng chấp nhận. Nếu là vợ, em sẽ chăm sóc cha mẹ, vun vén cho gia đình, chăm sóc chồng con". Ở vai trò người mai mối, Quyền Linh cũng cố gắng vun vén cho cặp đôi. Nam MC liên tục nhấn mạnh "hai người rất hợp với nhau đó". Dưới sự hỗ trợ của hai MC, Hoàng Hiển và Ngọc Tuyết đã có những khoảnh khắc gần gũi, từ cái nắm tay đầu tiên cho đến những lời chia sẻ chân thành.Sau cuộc trò chuyện, cả hai khách mời đều đồng ý hẹn hò, được khán giả vỗ tay chúc mừng. Khoảnh khắc khi Hoàng Hiển và Ngọc Tuyết nắm tay nhau đầy hạnh phúc khiến Quyền Linh xúc động, hy vọng cả hai sẽ cùng xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Ngày lạnh, tìm ăn phở bò sốt vang Hà Nội
Vừa qua tại TP.HCM, Facolos Global Team ký kết hợp tác, chọn thêm 4 tay vợt làm đại diện thương hiệu là Mitch Hargreaves (Úc), Jimmy Liong Kai Long (Malaysia), Lý Minh Tân và tài năng trẻ Lê Xuân Đức. Mitch Hargreaves sở hữu thành tích ấn tượng như HCV đơn nam giải PPA Melbourne Champion 2025, HCB đôi nam nữ PPA Melbourne 2025. Jimmy Liong Kai Long từng đoạt HCV đơn nam trình 4.5 giải WPC Bali (Indonesia) năm 2024, HCV đôi nam Skechers Malaysia Open 2025. Tay vợt kỳ cựu Lý Minh Tân sở hữu thành tích ấn tượng như HCV WPC Hồ Tràm nội dung 50+, HCV World Pickleball Championship Bali nội dung 50+, HCV PPA Tour Masters...Gương mặt đặc biệt là tài năng 17 tuổi Lê Xuân Đức khi sở hữu thành tích đáng nể như HCV đồng đội giải Pickleball Báo Thanh Niên - Cúp Vinfast, HCV WPC Hoiana - đơn nam 19+ Advance, đôi U.18; HCV nội dung open giải Sen Tài Thu... Anh được kỳ vọng tiến xa nếu có sự đầu tư tốt cùng quyết tâm theo đuổi pickleball chuyên nghiệp. Bà Võ Trần Quỳnh Trang, đại diện Facolos Global Team cho biết: "Bên cạnh đồng hành cùng các tổ chức uy tín thế giới, góp phần nâng cao vị thế của pickleball Việt Nam trên đấu trường quốc tế, Facolos còn đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các vận động viên trên chặng đường chuyên nghiệp, hỗ trợ họ chinh phục những đỉnh cao mới".
Cô Lan dạy vật lý lớp chuyên văn của tôi ngày ấy thật sự rất đẹp, đẹp lắm ấy. Hồi đấy cô để tóc hơi xoăn, hôm thì cô để xõa xuống vai, đung đưa theo bước đi; hôm thì cô quấn tóc lên. Cổ cô trắng, đẹp.Tôi nhớ cô trang điểm nhẹ nhàng, nhìn rất tươi, lúc nào mắt cô cũng cười. Cô thường đi giày cao gót cỡ 10 cm mà toàn gót nhọn. Suốt mấy năm cấp 3, cô là cô giáo đẹp nhất trong mắt tôi.Khi cô mở lớp dạy nhảy ở trường, 1/3 lớp tôi rủ nhau đi học mỗi tuần 3 buổi chiều. Vì nhiều lý do, tôi và nhiều bạn không thể đi học nhảy ở lớp của cô, nhưng đám bạn tôi chơi thân đều đi học. Thế là vào mỗi giờ ra chơi, chúng tôi dạy lại nhau.Này là điệu foxtrot, quickstep chân phải nhanh như máy khâu… Này là điệu rock-and-roll tay xoay đều đẩy nhau xoay tròn… Này là điệu valse dặt dìu êm ái… Lớp toàn con gái ư? Không sao, có mấy đứa học bước chân nam, rồi chỉ cho mấy đứa khác. Không cần bật nhạc, chúng tôi thay nhau đếm nhịp: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai, hai, ba, bốn, năm, sáu… Vui vẻ quên luôn cả thời gian.Rồi chuông vào lớp reo lên, chúng tôi giật mình khựng lại khi tiếng cô Lan vang lên ngoài cửa lớp: "Mấy đứa làm gì đấy? Học nhảy hả?". Cứ ngỡ cô sẽ trách móc gì đó, ai nấy chạy cuống lên về chỗ ngồi giả vờ nghiêm túc chuẩn bị học. Ngờ đâu cô gọi giật một bạn lại, rồi thong thả để cặp tài liệu đựng giáo án lên bàn giáo viên, lại thong thả bước xuống khỏi bục giảng đứng cạnh cô bạn đó. Cả lớp ngỡ ngàng khi cô bắt đầu tự mình hướng dẫn lại bước nhảy khi nãy của cô bạn nọ. Cứ thế, hai cô trò làm mẫu đủ các bước nhảy cơ bản của điệu valse trước lớp.Tất nhiên hôm ấy chúng tôi không học đủ thời lượng tiết học. Nhưng có hề gì, cô giáo hứa lần sau học bù, học đuổi, mà kịp thời gian thì sẽ lại hướng dẫn thêm một điệu nhảy nữa. Các khái niệm cơ bản về khiêu vũ của chúng tôi được mở đầu như thế, song song với các khái niệm vật lý khô khan.Cuối năm học lớp 12, khi chuẩn bị hồ sơ du học, tôi gặp cô để xin thư giới thiệu. Tính tôi nhát nên lúng túng, cô trêu tôi "học chùa" mấy điệu nhảy của cô mãi rồi còn gì. Rồi cô hẹn ngày đưa tôi tờ giấy cô nắn nót viết và ký tên, kèm theo lời dặn "đi sang Tây học thì nhớ học nhảy lại nhé, em có năng khiếu lắm đó". Những ngày học ở Pháp, bạn bè cùng xúm lại kể chuyện trường Ams, nhiều bạn trường khác đều ngạc nhiên vì sao chúng tôi có nhiều hoạt động vui thế, trong đó có học nhảy.Về sau, tôi cũng học khiêu vũ lại, học chung với một Amser mà sau này cùng tôi về chung một nhà. Thêm nhiều kỷ niệm đẹp và thơ, nhưng lâu lâu tôi vẫn nhớ về những bước nhảy đầu tiên tôi học từ cô giáo xinh đẹp mang tên một loài hoa duyên dáng hồi ấy, lòng thầm cảm ơn cô đã khiến cho những tháng năm học trò của chúng tôi tràn đầy niềm vui.Tôi mê nhảy từ rất lâu, mê đến mức nằm mơ cũng thấy việc đi học nhảy. Sau đó, tôi đi học nhảy với thầy Hiếu cua-rơ, thầy dạy thuần cổ điển. Tôi học được 9 tháng thì bắt đầu đi dạy nhảy lớp đầu tiên ở trường Hà Nội Amsterdam. Lúc đó là năm 1992.Việc tôi dạy nhảy cho học sinh trong trường cũng có người muốn cấm. Nhưng tôi đam mê nên không từ bỏ. Tôi dạy trên lớp học, dạy ở hành lang, dạy ở đường đi ra nhà tập thể thao… Thời điểm dạy ở trường, phải đợi các thầy cô bố trí xong các lớp học, còn phòng nào trống thì các bạn khiêu vũ lẳng lặng vào, im như cá vì bị kẹp giữa hai lớp học ở hai bên. Khó khăn là thế, khổ là thế mà các bạn ấy vẫn quyết tâm để học thì phải biết nhu cầu của học sinh lúc đó về khiêu vũ lớn như thế nào.Cô Nguyễn Thị Lan (giáo viên môn vật lý, Trường Hà Nội - Amsterdam)
Nhớ bến phà xưa
"Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao", Supachok Sarachat viết.Anh phân trần: "Vào thời điểm đó, chúng tôi đang nỗ lực tổ chức tấn công. Tôi bị đối phương phạm lỗi và trọng tài đã thổi phạt cho chúng tôi ở khu vực gần giữa sân. Tôi nghĩ rằng đó là hành vi phạm lỗi nghiêm trọng, đối thủ nên bị phạt thẻ vàng. Do đó, tôi đã có phản ứng và đòi hỏi trọng tài cần kiểm tra lại tình huống trên VAR. Tôi không biết rằng trong quá trình thẩm vấn đó của trọng tài, bên nào đã đá quả bóng ra khỏi sân để điều trị chấn thương cho cầu thủ Việt Nam. Tôi cảm thấy tức giận trước quyết định của trọng tài, và bầu không khí đầy cảm xúc của người hâm mộ trên sân. Sau khi trận đấu được tiếp tục, quả bóng được đồng đội chuyền cho tôi. Khi đó, tôi chỉ theo bản năng sút bóng vào lưới và ghi bàn. Sau đó, đột nhiên tất cả các cầu thủ Việt Nam chạy đến phàn nàn với tôi. Tôi đã cố gắng giải thích với mọi người rằng, tôi không biết tình huống nào đã xảy ra trong lúc tôi tức giận với quyết định của trọng tài.Là một cầu thủ chuyên nghiệp, trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc phạm phải hành vi phi thể thao và điều này chỉ xảy ra là do sự hiểu lầm của tôi. Cuối cùng, tôi muốn chúc mừng đội tuyển Việt Nam vì chiến thắng tối qua, và mong được đối đầu với các bạn một lần nữa".Supachok Sarachat, 26 tuổi, là một tiền vệ đầy tài năng của bóng đá Thái Lan. Anh hiện khoác áo CLB Consadole Sapporo ở Nhật Bản, nhưng mùa 2024 đã rớt từ hạng J League 1 xuống hạng J League 2. Supachok Sarachat đã có 3 mùa giải chơi bóng ở hạng cao nhất tại Nhật Bản, anh được định giá chuyển nhượng mức phí 828.000 USD (hơn 21 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt.